xanh

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

 

 

Happygroup hướng tới xây dựng hệ sinh thái đa diện và tiên phong trong lĩnh vực khoa học hạnh phúc, với nhiều sản phẩm, dịch vụ có giá trị bền vững và thiết yếu cho con người.

v NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỨC KHỎE VÀ QUẢN TRỊ SỨC KHỎE

  Ngành chăm sóc sức khỏe

Tại Việt Nam, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe đang gia tăng nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020). Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến 6.6 tỷ đô trong năm 2020.

 

Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô  năm 2017 lên 20 tỷ đô năm 2020 (Med247)

Tuy nhiên ngành y tế đang phải đối mặt với một vấn đề lớn đó là sự quá tải ở các bệnh viện. Một số bệnh viện luôn hoạt động với trên 100% công suất. Song song với đó, một khái niệm mới đề cập đến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực y tế những năm gần đây là sự chuyển đổi trọng tâm từ điều trị bệnh sang quản trị sức khỏe, một thuật ngữ bao gồm giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng … Đó là “Sức khoẻ thông minh” (Smart Health).

Báo cáo của Viện Sức khỏe Toàn cầu tuyên bố rằng nền kinh tế hoạt động thể chất sẽ vượt quá 1,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2023. Báo cáo
cũng nói rằng châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt qua Bắc Mỹ trở thành thị trường lớn nhất, với 40% tăng trưởng toàn cầu đến năm 2023. Phong trào chánh niệm sẽ là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhất (12% hàng năm từ năm 2018-2023), tăng từ 29 tỷ USD lên 52 tỷ USD.

Theo Mckinsey, thị trường chăm sóc sức khỏe toàn cầu ước tính hơn 1,5 nghìn tỷ USD,với mức tăng trưởng hàng năm từ 5% đến 10%.

(Dự kiến giá trị thị trường y tế và chăm sóc sức khỏe được cho là tăng 1.299,84 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2024)

  Ngành Du lịch chăm sóc sức khỏe

Tại Việt Nam, theo thống kê của tổng cục Du lịch năm 2019, có khoảng 85 triệu lượt khách đi du lịch trong nước, mà khoảng 70% điểm đến du lịch nằm ở khu vực nông thôn. Ngoài việc nghỉ dưỡng, tận hưởng chuyến đi, đó còn là trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và đầy thú vị. Với dân số trên 100 triệu người thì gần như mỗi năm của thời kỳ ấy, mỗi người dân Việt Nam đều có ít nhất một chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè hay nhóm hội, cơ quan… 

Giá trị ngành công nghiệp này xấp xỉ 3,7 nghìn tỉ USD trên toàn cầu, chiếm hơn 5% tổng sản lượng kinh tế thế giới. Không còn là thị trường ngách dành cho dân Hippie hay những du khách tâm linh, du lịch Wellness hiện chiếm 16% tổng chi tiêu của ngành du lịch. Hay hiểu nôm na là cứ 6 USD chi tiêu cho lĩnh vực du lịch thì họ dành ra 1 USD cho hình thức Wellness.

Theo Business Wire, thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,6% trong giai đoạn 2020-2027.

Nền kinh tế chăm sóc sức khỏe toàn cầu hiện được định giá 4,5 nghìn tỷ đô la – chiếm 5,3% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. (dữ liệu năm 2018). Lưu ý: Con số về Sức khỏe tinh thần dành cho năm 2019; con số cho Hoạt động thể chất là cho năm 2018; số liệu cho tất cả các lĩnh vực khác là cho năm 2017. Nguồn: Global Wellness Institute

      Doanh thu trong phân khúc ứng dụng thiền định

Theo báo cáo của Statista, doanh thu của các ứng dụng thiền định dự kiến có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 18,61%. Năm 2021 dự kiến đạt 5.008,93 triệu USD, khối lượng thị trường dự kiến là 9.914,80 triệu đô la Mỹ vào năm 2025. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng dự kiến sẽ đạt 41,94 đô la Mỹ.

Với những số liệu thống kê này và ý thức ngày càng tăng về sức khỏe (ý thức chăm sóc và quản trị sức khỏe), tương lai của sự tăng trưởng ngành y tế và chăm sóc sức khỏe đang tăng lên với cách người tiêu dùng tiếp cận sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của họ. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe có một phạm vi rộng lớn cho các tổ chức để tận dụng và khai thác tối đa trong thời gian sắp tới.

HAPPYGROUP tiên phong trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, Chăm sóc sức khỏe – điều mà bất cứ ai cũng quan tâm trong cuộc sống này, dự án HappyZen Farm và HappyHill Sapa là hai trong số dự án xây dựng theo mô hình “Meditation-Healthcare-Farmstay”. Đây không chỉ là nơi để thiền, yoga, chăm sóc sức khỏe mà còn tổ chức học các khóa quản trị sức khỏe, quản trị hạnh phúc.

  THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT 

Thị trường nghệ thuật toàn cầu là nơi kinh doanh các dịch vụ, tác phẩm liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.

Năm 2020 với khối lượng xấp xỉ 31 triệu giao dịch tương đương với tổng giá trị được định giá 50 tỷ USD (năm 2019 có khoảng 40 triệu giao dịch). Trong đó tổng doanh số bán hàng của thị trường nghệ thuật và đồ cổ trực tuyến đã tăng gấp đôi vào năm 2020 so với năm trước.

Số lượng giao dịch trên thị trường nghệ thuật toàn cầu từ năm 2007 đến năm 2020 (ĐVT: triệu USD) 

  THỊ TRƯỜNG KINH DOANH TÊN MIỀN

Tính đến tháng 1 năm 2021, đã có 4,66 tỷ người dùng internet hoạt động trên toàn thế giới – chiếm 59,5% dân số toàn cầu. Sự toàn cầu hóa cùng với sự thâm nhập Internet ngày càng tăng, đô thị hóa nhanh chóng. Sự phổ biến ngày càng tăng của thương mại điện tử, sự gia tăng xu hướng viết blog, số lượng trang web ngày càng tăng. 

Tuy nhiên, hàng trăm triệu tên miền đã được đăng ký và có hàng ngàn lượt đăng ký tên miền mỗi ngày. Điều này có nghĩa rằng các tên miền tốt đã hoặc sẽ được sở hữu sớm, việc người dùng sau sẽ khó có thể sở hữu tên miền ưng ý cho website của họ.

Chưa có một hàng hóa nào có mức lợi nhuận cao như kinh doanh domain, có những domain mua $10 bán ra $ 10,000, $100,000, hoặc tới cả triệu có khi lên đến hàng chục triệu USD.

Tất cả những startup hay công ty kinh doanh đều mong muốn sở hữu domain tốt nhất, ngay cả Facebook cũng phải mua lại domain facebook.com trước đó là thefacebook.com, Google cũng phải mua lại domain google.com

Domainbank là một trong những công ty tham gia vào ngành công nghiệp Domain sớm từ năm 2000 và hiện đang sở hữu nhiều domain, trademark, copyright, Patent …. có giá trị lên đến tỷ đô la.

 

    THỊ TRƯỜNG XUẤT BẢN 

Theo báo cáo của Technavio (công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu toàn cầu) thị trường xuất bản dự kiến sẽ tăng 23,73 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2024.

HAPPYBOOK sở hữu dự án sách Happy Stories các nước, năm 2017 Happybook xuất bản cuốn Happy Stories in Viet Nam, năm 2018 xuất bản cuốn Happy Stories in America  (tác giả Mr.Happy). Happybook cũng có kế hoạch xuất bản sách số ở nhiều nước và nền tảng xuất bản số là một trong những dự án thay đổi nền xuất bản của các quốc gia.