Image
Updated on | Posted in Tin hay

“Sức khoẻ thông minh” (Smart Health)

Một khái niệm mới đề cập một thay đổi lớn trong lĩnh vực y tế những năm gần đây là sự chuyển đổi trọng tâm từ điều trị bệnh sang quản trị sức khỏe, một thuật ngữ bao gồm giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng. Dưới đây là chi tiết tổng quan thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe việt nam, mời các bạn theo dõi nhé!

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT NAM

Thị phần ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam hiện đang được chia đều giữa tư nhân và nhà nước (xét về chi tiêu). Chi tiêu cho các cơ sở tư nhân chiếm 50.5% trên tổng số chi tiêu cho y tế. Dù cơ sở tư nhân chỉ chiếm 6% tổng số giường bệnh.

Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020). Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến 6.6 tỷ đô trong năm 2020.

Tuy nhiên, ngành y tế đang phải đối mặt với một vấn đề lớn. Đó là sự quá tải ở các bệnh viện công, nhất là bệnh viện cấp trung ương. Các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Bạch Mai, Việt Đức phải hoạt động quá tải đến 120% – 160%. Trong một số trường hợp, như bệnh viện Ung bướu TP.HCM phải hoạt động vượt quá 200% công suất. Còn tại bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân thường phải chờ đợi từ 30 – 76 phút. Sự quá tải ở các bệnh viện công cùng với xu hướng chữa bệnh ở nước ngoài dẫn đến mỗi năm có khoảng 400,000 người Việt xuất ngoại để điều trị bệnh, tương ứng với 2 tỷ đô mỗi năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bệnh không tin tưởng vào bệnh viện tuyến tỉnh/ huyện.

Theo thống kê, Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ/ 10,000 dân. Chỉ số này thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng như Singapore và Malaysia với lần lượt là 23 và 15 bác sĩ/ 10,000 dân. Ngoài ra, các bác sĩ và y tá được bố trí không cân đối ở các khu vực thành thị. Điều này làm cho tình hình quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương trở nên trầm trọng hơn.

Theo: https://actgroup.com.vn

Leave A Comment